• images
  • images
  • images
  • images
  • images
  • images
  • images
  • images
  • images
  • images
  • images
  • images
  • images
  • images
  • images

Các ứng dụng phổ biến của giấy nhám

Có thể nói ứng dụng phổ biến nhất của giấy nhám chính là để chà nhám trong ngành gỗ. Tuy nhiên không riêng gì ngành gỗ, ngày nay, giấy nhám được ứng dụng rất rộng rãi trong nhiều ngành nghề sản xuất lẫn trong đời sống hàng ngày của con người.  Cụ thể:

Ứng dụng trong các ngành công nghiệp:

  • Ngành công nghiệp cơ khí: trong ngành cơ khí, giấy nhám được sử dụng để loại bỏ các vết gỉ sét, đánh bóng cho bề mặt kim loại, chuẩn bị tốt bề mặt cho việc sơn phủ màu, bảo vệ tốt cho kim loại khỏi các tác động thời tiết. Phổ biến nhất chính là ngành công nghiệp ô tô.
  • Ngành gỗ: như đã nói, trong ngành gỗ giấy nhám được sử dụng để chà nhám cho bề mặt gỗ, chuẩn bị cho khâu sơn hoàn thiện sản phẩm.
  • Ngành điện tử - Bán dẫn: tác dụng của giấy nhám trong ngành này là dùng để đánh bóng cho các bề mặt bán dẫn, tạo độ bóng để sơn phủ làm tăng khả năng kết dính của các con chíp trên bề mặt bảng mạch.
  • Ngành xây dựng: trong ngành xây dựng, giấy nhám được sử dụng để chà nhám cho các bức tường, mang lại sự bằng phẳng để chuẩn bị cho bước quét sơn tiếp theo, giúp cho lớp sơn bám chặt hơn, trơn mịn hơn.


Ứng dụng trong đời sống hàng ngày:

  • Mài sắc dao kéo: thay vì sử dụng các hòn đá mài, bạn cũng có thể sử dụng giấy nhám đề mài sắc dao kéo khi chúng có hiện tượng cùn, lì, lúc này dao kéo sẽ sắc bén lại như mới.
  • Mài sắc kim may: kim may lâu ngày không sử dụng sẽ bị bọc một lớp rỉ sét bên ngoài, khiến cho việc luồn qua vài không còn được trơn tru như trước. Lúc này bạn có thể dùng giấy nhám để mài, loại bỏ vết gỉ sét là đã có thể khắc phục được hiện tượng mũi kim bị rít.
  • Tạo ma sát cho đế giày: nếu đôi giày da của bạn có phần đế khá trơn, khiến cho việc đi lại trở nên khó khăn và nguy hiểm, hãy khắc phục bằng cách lấy giấy nhám đánh thật mạnh vào đế giày theo chiều ngang. Với cách này, bạn đã tạo được ma sát để đế giày giảm bớt được độ trơn, việc đi lại nhờ thế mà an toàn và dễ dàng hơn.
  • Loại bỏ những vết lông đổ trên áo len


Những loại áo len dệt kim thường có vết lông đổ trên áo, tạo vẻ xù xì trông rất mất thẩm mỹ. Muốn loại bỏ, bạn chỉ cần dùng giấy nhám đè mạnh lên bề mặt áo, lúc này độ nhám của giấy sẽ bám chặt vào các vệt lông, khi bạn nhấc giấy nhám lên thì các vệt lông cũng sẽ bị gỡ bỏ khỏi bề mặt áo. Lưu ý là bạn không nên chà quá mạnh tay vì sẽ khiến cho lông xù nhiều hơn, chỉ nên chấm và nhấc một cách dứt khoát trên từng diện tích một.

  • Loại bỏ vết mực và xước từ da lộn: Khi giày dép hoặc áo làm từ chất liệu da lộn xuất hiện các vết trầy xước, dính mực... bạn có thể sử dụng giấy nhám để chà nhẹ lên đó, vết xước, vết mực sẽ bị loại bỏ.
  • Loại bỏ vết bẩn cứng đầu từ vôi vữa: Để loại bỏ các vết vôi vữa trên nền nhà sau khi thi công, chúng ta chỉ cần làm ướt bề mặt nền nhà, sau đó dùng giấy nhám để chà xát thật mạnh là đã có thể loại bỏ các vết này một cách dễ dàng và nhanh chóng. Ứng dụng này của giấy nhám đã trở nên rất phổ biến trong ngành xây dựng.
  • Mở nắp lọ bị mắc kẹt: Khi chai, lọ bị kẹt nắp khiến cho việc mở trở nên rất khó khăn thì bạn chỉ cần lấy một tờ giấy nhám bao quanh nắp rồi xoay thật mạnh, độ rít của loại giấy này sẽ giúp bạn mở được nắp một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn.


Trên đây là một số chia sẻ về những ứng dụng phổ biến của giấy nhám trong đời sống con người. Để được cung cấp các sản phẩm đảm bảo chất lượng, hãy liên hệ với công ty của chúng tôi ngay hôm nay.

Anh chị vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn về sản phẩm nhé!

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TÂN CÔNG QUANG

Hotline: 0908140997

Địa chỉ: 63 Đào Duy Anh, P.9, Q.Phú Nhuận, TPHCM
Email:  info@tcqabrasive.com
Website: tancongquang.com